BỆNH NHÂN HIV MẮC COVID-19 DỄ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP
Hệ miễn dịch của người nhiễm HIV kém, dễ nhiễm trùng hô hấp khi mắc COVID-19, cần duy trì thuốc điều trị kết hợp xử lý triệu chứng Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các chuyên gia y tế thế giới vẫn đang nghiên cứu, tìm hiểu thêm về nguy cơ mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV. Một vài bằng chứng cho thấy những người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, HIV dường như ít gây nguy hiểm hơn các tình trạng sức khỏe khác như: béo phì, tiểu đường, hen suyễn nặng, bệnh hô hấp, bệnh tim, gan, đột quỵ, sa sút trí tuệ hoặc tuổi già.
Do hệ miễn dịch kém, những người nhiễm HIV nếu mắc Covid-19 dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là khi căn bệnh hiện tại không được chữa trị tốt. Vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy không khỏe, ho khan, sốt và (hoặc) mất hay thay đổi khứu giác, vị giác, cần gọi ngay cho nhân viên y tế để xét nghiệm xem có dương tính với COVID-19 hay không và được hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị tại nhà. Người bệnh cần tiếp tục uống thuốc điều trị HIV theo quy định, để giúp hệ thống miễn dịch tăng khả năng chống chọi với virus.
Nếu người bệnh đã được chẩn đoán nhiễm HIV nhưng hiện không dùng thuốc điều trị, cần chia sẻ với các y, bác sĩ, chuyên gia. Bên cạnh đó, vì nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19 với những người nhiễm HIV cao hơn so với người bình thường nên cần lưu ý:
- Dự trữ thuốc điều trị kháng virus hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà người bệnh cần dùng, ít nhất 30 ngày, lý tưởng nhất là 3 tháng.
- Đảm bảo rằng các loại vaccine cần thiết vẫn được tiêm đầy đủ như: vaccine cúm và viêm phổi.
- Biết cách liên lạc với cơ sở chăm sóc sức khỏe khi gặp vấn đề.
- Cần ăn uống đầy đủ, khoa học và tập thể dục, vận động thường xuyên.
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.
Với những người trở nặng khi mắc COVID-19, cần nhập viện ngay lập tức. Người bệnh cũng cần nói chuyện với bác sĩ điều trị về việc bản thân đang nhiễm HIV và loại thuốc đang dùng.
Ngoài ra, vaccine Covid-19 hiện được sử dụng cho cả những người nhiễm HIV và khá an toàn. Tiêm vaccine sẽ hỗ trợ bảo vệ người bệnh trở nặng, giảm tỷ lệ tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo tất cả mọi người, đặc biệt là những người có bệnh lý nền nên tiêm nhắc lại khi có điều kiện.
-------------------
Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.
Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638
Website: bvdl.org.vn
Thời gian khám bệnh của bệnh viện:
-
Từ thứ hai đến thứ sáu: buổi sáng từ 7g00 đến 11g00, buổi chiều từ 12g00 đến 16g00
-
Thứ bảy và Chủ Nhật: NGHỈ
-
Ngày Lễ, Tết: NGHỈ
Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)
Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag
Tin mới hơn
- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC HIỆU QUẢ CHO BỆNH NHÂN HIV BỊ BIẾN CHỨNG, ĐAU MÃN TÍNH
- NỖ LỰC PHÒNG, CHỐNG AIDS, LAO VÀ SỐT RÉT GIÚP CỨU SỐNG 50 TRIỆU NGƯỜI TRONG 20 NĂM
- HƯỚNG DẪN MỚI CUNG CẤP DỊCH VỤ PREP ĐƠN GIẢN VÀ KHÁC BIỆT
- NỔI MỤN NHIỀU Ở MẶT VÀ LƯNG LIỆU CÓ PHẢI DO NHIỄM HIV?
- XÉT NGHIỆM MÁU BÌNH THƯỜNG CÓ PHÁT HIỆN RA HIV KHÔNG?
- CÓ BUỘC PHẢI XÉT NGHIỆM HIV KHI HIẾN MÁU KHÔNG?
- NGƯỜI MẮC BỆNH AIDS SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?
- CÓ CẦN SỬ DỤNG BAO CAO SU TRONG THỜI GIAN SỬ DỤNG PREP?
Tin cũ hơn
- MODERNA THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG VACCINE NGỪA VIRUS HIV
- TÌM HIỂU VỀ XÉT NGHIỆM ANTI HIV
- Điều TRỊ HIV BẰNG CÁCH CHỈNH SỬA GEN CHO BỆNH NHÂN
- WHO KHUYẾN NGHỊ LOẠI THUỐC DÀNH CHO NGƯỜI CÓ NGUY CƠ CAO NHIỄM HIV
- CƠ CHẾ BẢO VỆ CỦA PREP VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LỰA CHỌN
- TÌM RA LOẠI SIÊU KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG CÓ THỂ VÔ HIỆU HOÁ HIV
- NGHIÊN CỨU ĐỘ AN TOÀN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI KHI SỬ DỤNG PREP
- PREP CÓ THỂ NGĂN CHẶN 86% CA NHIỄM HIV Ở NAM GIỚI?