10 năm trước Steve Jobs đã gặp may mắn khi ra mắt iPhone
Chiếc iPhone đời đầu được giới thiệu vào tháng 1 năm 2007 nhưng 10 năm về sau vẫn còn rất nhiều điều bạn chưa biết về nó.
Trong sự kiện ra mắt iPhone mới diễn ra cách đây ít lâu, màn trình diễn tính năng mở khóa điện thoại FaceID đầu tiên đã không đúng như dự định của Apple. Ngay lập tức, nhiều người đã gọi đây là một "sự thất bại". Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Sau sự kiện, Apple giải thích rằng chiếc iPhone X trên sân khấu sự kiện đã được cầm bởi một vài người trước khi được chuyển tới tay Craid Fedegighi để trình diễn tính năng FaceID. Như vậy, FaceID đã cố gắng đọc khuôn mặt của nhiều người trước đó và báo lỗi liên tục cho đến khi nó từ chối đọc khuôn mặt và yêu cầu nhập passcode thay vào đó. TouchID cũng có cơ chế hoạt động tương tự. Khi nhận diện không đúng dấu vân tay quá nhiều lần, máy sẽ yêu cầu người dùng nhập passcode. Như vậy, đây hoàn toàn không phải lỗi của Apple.
Khoảnh khắc trình diễn tính năng FaceID trong sự kiện Apple không diễn ra hoàn hảo nhưng đó không phải là lỗi của Apple.
Tuy nhiên trong lịch sử Apple cũng có một câu chuyện về các màn trình diễn sản phẩm trực tiếp trên sân khấu sự kiện khá thú vị và bất ngờ.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, Steve Jobs đã trình làng chiếc iPhone đầu tiên trên sân khấu sự kiện Macworld. Với những người theo dõi sự kiện hôm đó, đây là 90 phút hoàn hảo và cực kì đáng nhớ. Tuy nhiên, đối với những ăn đứng đằng sao cánh gà thì khác. Theo Andy Grignon, một kỹ sư cao cấp của Apple thời điểm đó, sự kiện này đúng là một điều thần kì.
Khác với những công ty khác ở Silicon Valley, Apple quyết định thực hiện một màn trình diễn điện thoại trực tiếp khi ra mắt iPhone mới. Vấn đề nằm ở chỗ ở thời điểm ra mắt, iPhone có quá nhiều lỗi. Ví dụ, máy có thể chạy một đoạn video ngắn, tuy nhiên chưa thể chạy toàn bộ video mà không bị văng ứng dụng. Nếu người dùng gửi email và rồi lướt web, iPhonecos thể đáp ứng được. Nhưng lặp đi lặp lại vài lần, máy sẽ bị treo. Nhóm phát triển sau đó đã vạch ra một bản hướng dẫn các tác vụ cụ thể mà khi thực hiện theo một trình tự nào đó có thể gây treo máy để áp dụng trong buổi ra mắt sản phẩm.
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết trong sự kiện hôm đó, để đảm bảo chiếc iPhone mang lên trình diễn lúc nào cũng đầy sóng. Steve Jobs đã yêu cầu Cingular Wireless (về sau là AT&T) cho phép ông mang theo một trạm phát sóng di động. Ông cũng đồng ý để chiếc máy được lập trình để luôn hiển thị cột sóng năm vạch, thay vì cột sóng thực tế. Bên cạnh đó, trong sự kiện, thực tế Steve Jobs đã không sử dụng một chiếc iPhone để trình diễn mà ông có rất nhiều máy. Khi một chiếc iPhone tỏ ra đuối sức, Steve Jobs sẽ nhanh tay chuyển sang một chiếc máy khác để trình diễn trong khi đợi chiếc đầu tiên khởi động lại.
Steve Jobs đã luyện tập thuyết trình ra mắt sản phẩm suốt 5 ngày và theo Grignon, ông chưa thấy lần nào CEO Apple hoàn thành 90 phút mà không gặp lỗi. Như vậy, vào ngày 9 tháng 1 của 10 năm trước, rõ ràng Steve Jobs đã gặp may.
Theo Trí Thức Trẻ
Tin mới hơn
- Công nghệ thu phát Wi-Fi mới truyền xa lên tới hơn 15 km
- Dùng công nghệ kết nối tình nguyện viên giúp dân mùa lũ
- VNPT triển khai thí điểm học bạ số tại hơn 45 tỉnh, thành phố
- VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh
- Đường truyền Internet thế hệ mới của VNPT mở đường cho hàng loạt công nghệ tiên tiến đến với người dùng
Tin cũ hơn
- Cận cảnh Apple Store ở Đài Loan: Tinh tế và đẹp như một công trình nghệ thuật!
- iPhone 8 đã xuất kho, lên kệ ngày 22/9?
- Cách giải phóng bộ nhớ Android với các mẹo đơn giản
- iPhone 8 xuất hiện ở VN: Bỏ nút Home, không viền màn hình
- Toàn cảnh rạp hát mang tên Steve Jobs - nơi diễn ra sự kiện ra mắt iPhone 8