Vì sao máy tính nào cũng có ổ C, lý do đằng sau sẽ khiến bạn bất ngờ
Không phải ngẫu nhiên mà hầu như máy tính nào cũng có một ổ đĩa C và thường thì đây là ổ đĩa quan trọng nhất.
Ban đầu, những chiếc máy tính cá nhân không được trang bị những bộ nhớ trong với dung lượng rất lớn như hiện nay vì vấn đề giá thành đắt đỏ, mặc dù thực tế thì ổ cứng HDD đã có mặt từ những năm 50 của thế kỉ trước. Thay vào đó, chúng được trang bị các ổ đọc đĩa mềm, thường được đặt tên là "A" trong hệ điều hành MS-DOS và một số hệ điều hành khác. Một số hệ thống lại được trang bị hai ổ đĩa mềm, vì thế chữ "B" cũng được sử dụng để đặt tên.
Khi ổ đĩa cứng trở nên thông dụng vào những năm 80 của thế kể trước, bởi vì hai chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái đã được sử dụng để đặt tên cho các ổ đĩa mềm trong máy tính cá nhân, người ta đã chọn chữ "C" để đặt tên cho loại ổ đĩa thứ ba này, mặc dù lúc đó ổ đĩa cứng đã dần trở thành một tiêu chuẩn lưu trữ trên máy tính cá nhân. Ổ đĩa này cũng là ổ đĩa chính do có chứa hệ điều hành.
Hiện nay, số máy tính vẫn còn ổ đĩa mềm có lẽ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, nếu có, những ổ đĩa này vẫn thường được đặt tên là A hoặc B. Trong khi đó, hầu hết PC hay laptop hiện tại đều có một ổ đĩa C và mặc định là ổ đĩa chính, quan trọng nhất, có chứa hệ điều hành và các tệp tin hệ thống. Dù vậy, bạn có thể dễ dàng thay đổi, phân chia, đặt tên ổ đĩa cho máy tính hiện tại với sự trợ giúp của phần mềm.
Theo Trí Thức Trẻ
Tin mới hơn
- Công nghệ thu phát Wi-Fi mới truyền xa lên tới hơn 15 km
- Dùng công nghệ kết nối tình nguyện viên giúp dân mùa lũ
- VNPT triển khai thí điểm học bạ số tại hơn 45 tỉnh, thành phố
- VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh
- Đường truyền Internet thế hệ mới của VNPT mở đường cho hàng loạt công nghệ tiên tiến đến với người dùng