Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024

Samsung sai lầm khiến mảng di động sa sút

12-29-2015 17:49:42 GMT+7
|

Tập trung vào phần cứng hơn phần mềm có thể là sai lầm của Samsung khiến mảng di động của hãng lâm vào “thế nguy”.

Tập trung vào phần cứng hơn phần mềm có thể là sai lầm của Samsung khiến mảng di động của hãng lâm vào “thế nguy”.

Nhà sản xuất Hàn Quốc đã cung cấp 4 smartphone Android cao cấp với vẻ ngoài tuyệt vời và không còn nhiều người nói tới thiết kế bằng nhựa rẻ tiền của các siêu phẩm Samsung. Tuy nhiên, dù có thị phần lớn hơn bất kỳ nhà sản xuất smartphone nào nhưng Samsung đang vật vã để trụ vững và tìm kiếm lợi nhuận. TrendForce dự đoán rằng, vào cuối năm nay, Samsung sẽ bán được nhiều hơn so với đối thủ chính – Apple khoảng 100 triệu điện thoại. Cho dù vậy, thị phần của hãng có thể vẫn rơi xuống dưới 20% trong năm nay.

Samsung sai lầm, 4 smartphone Android cao cấp, Samsung Galaxy S6, Samsung Galaxy S6 edge, Samsung Galaxy S6 edge+, Samsung Galaxy Note 5

Trong 9 tháng đầu năm nay, bộ phận di động của Samsung chiếm 39% lợi nhuận hoạt động của công ty. Trong khi đó, mảng di động năm 2013 chiếm tới 68% lợi nhuận hoạt động của công ty. Kết quả kinh doanh năm nay cho thấy, Samsung thu được lợi nhuận từ mảng di động thấp nhất kể từ năm 2010. Các điện thoại cao cấp như Samsung Galaxy S6, Samsung Galaxy S6 edge, Samsung Galaxy S6 edge+ và Samsung Galaxy Note 5 có thể khá phổ biến nhưng các dòng điện thoại bình dân và tầm trung như Galaxy J mới là những sản phẩm đem lại doanh thu cho công ty này trong năm nay.

Cựu nhân viên và giám đốc điều hành không còn làm việc cho Samsung đã tiết lộ với tờ Reuters rằng, vấn đề là công ty hiện đang lo ngại về doanh số bán hàng trong ngắn hạn hơn là giữ khách hàng trung thành lâu dài với nền tảng phần mềm độc đáo. Các nhà phân tích cho rằng, nếu không chú ý tới vấn đề nền tảng, thì sau này họ sẽ không có gì để giữ chân khách hàng để họ không mua những điện thoại Android giá thấp hơn.

Samsung Pay có thể tạo điểm khác biệt so với dòng Android khác. Một lợi thế lớn của Samsung Pay là khả năng tương thích với các nhà bán lẻ hỗ trợ NFC và những cửa hàng sử dụng MST (phương thức bảo mật từ tính). Khi có thể làm việc với bất kỳ nhà bán lẻ nào, việc quẹt thẻ tín dụng để thanh toán rất tiện lợi, Samsung Pay tương thích với hệ thống thanh toán của hơn 90% đại lý bán lẻ trên thế giới. Tuy nhiên, Samsung vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh của Android Pay trong lĩnh vực này.

Ông Dongjin Koh- người thay thế vị trí của “thuyền trưởng” JK Shin, từng giúp Samsung phát triển Samsung Pay, đã nhậm chức CEO của Samsung Mobile từ đầu tháng này. Động thái này có thể phản ánh sự thay đổi trong bộ phận di động của Samsung. Nhưng công ty vẫn còn một chặng đường dài để có thể thay đổi văn hóa doanh nghiệp của công ty từ lâu chủ yếu tập trung vào phần cứng.

Một cựu nhân viên của Samsung cho biết, công ty không ưu tiên nhiều vào phần mềm, xem mảng này không khác gì hơn một công cụ tiếp thị. “Các quản lý cấp cao của Samsung vốn không hiểu phần mềm. Trên thực tế, họ chỉ tập trung vào phần cứng. Họ tạo ra các sản phẩm có phần cứng tuyệt vời hơn bất cứ đối thủ nào nhưng phần mềm là một “cuộc chơi” hoàn toàn khác.”, nhân viên này cho biết.

Nguyễn Minh(theo PhoneArena)

 

 

 

 

 

Tổng lượt truy cập :

Lượt xem :